Ngành ngân hàng với kế hoạch lợi nhuận năm 2022: Kỳ vọng cao trước nhiều thách thức

(DNTH) - Nguy cơ lạm phát gia tăng kéo theo mặt bằng lãi suất tiền gửi đi lên có thể gây áp lực thu hẹp biên độ lãi của các ngân hàng (NH). ...

(DNTH) - Nguy cơ lạm phát gia tăng kéo theo mặt bằng lãi suất tiền gửi đi lên có thể gây áp lực thu hẹp biên độ lãi của các ngân hàng (NH). Bên cạnh đó, dù kỳ vọng tăng trưởng tín dụng ở mức cao, nhưng dòng vốn của các NH có thể phải chuyển dịch vào những lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp hơn.

Lợi nhuận vượt trội

Kế hoạch dư nợ tín dụng tăng khoảng 16%, năm 2022, MBBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 20.300 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2021. Trong trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn (GDP dưới 5%, CPI trên 5%), MBBank dự kiến lợi nhuận có thể tăng 15%, đạt 19.000 tỷ đồng. Đáng lưu ý là MBBank sẽ tìm kiếm, lựa chọn và triển khai phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng (TCTD) trong năm nay nhằm tận dụng cơ hội tăng trưởng, củng cố và nâng hạng vị thế trên thị trường.

Một NH đang tái cơ cấu là Sacombank cũng đặt lợi nhuận trước thuế tăng 20%, lên mức 5.280 tỷ đồng, với dư nợ tín dụng tăng 12%. Trong giai đoạn 2022-2026, Sacombank sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng còn lại thông qua việc thu hồi nợ kết hợp quản trị rủi ro. Dự kiến chậm nhất đến năm 2023, Sacombank sẽ hoàn tất xử lý các vấn đề tồn đọng.


SHB dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng 87%, tối thiểu đạt 11.686 tỷ đồng trong năm 2022. Tuy nhiên, đứng đầu về mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 đến thời điểm này là Eximbank, với kế hoạch lợi nhuận tăng 99%, đạt 2.500 tỷ đồng cùng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13,5%. Xét theo số tuyệt đối ở nhóm NH tư nhân, Techcombank đặt kế hoạch cao nhất với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2021, trong khi dư nợ tín dụng dự kiến tăng 15% hoặc cao hơn.

Trong nhóm NH thương mại cổ phần quốc doanh, VietinBank dự kiến tăng trưởng tín dụng 10-12% và lợi nhuận trước thuế đạt 19.300-20.200 tỷ đồng (tăng 10-15%). Đáng lưu ý là chỉ mới quý I nhưng NH này đã tăng trưởng tín dụng lên đến 7%. Nhiều NH khác cũng đặt kế hoạch lợi nhuận trong năm nay ở mức khá cao, từ 20-30%.

Kỳ vọng cao dù nhiều thách thức

Nền kinh tế dự báo phục hồi tích cực sẽ thúc đẩy nhu cầu vốn gia tăng trở lại, dễ hiểu vì sao các NH đặt kế hoạch lợi nhuận tăng mạnh như vậy. Theo Phó thống đốc Đào Minh Tú, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành NH trong năm 2022 là 14%, tuy nhiên mục tiêu này có thể điều chỉnh tùy tình hình thực tế.

Đáng lưu ý là đến hết tháng 3/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 5,04%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (2,16%). Đây cũng là cơ sở giúp lợi nhuận của nhiều NH vượt trội ngay từ quý I, như lợi nhuận của VPBank trong ba tháng qua đã ước đạt hơn 11.000 tỷ đồng - một kỷ lục mới trong ngành NH.

Đáng lưu ý là đến hết tháng 3/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 5,04%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 (2,16%). Đây cũng là cơ sở giúp lợi nhuận của nhiều NH có kết quả kinh doanh vượt trội ngay từ quý I.

Theo báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Yuanta, dự báo lợi nhuận của các NH trong quý I/2022 có thể tăng 28% so với quý IV/2021, tương đương mức tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tín dụng và thu nhập từ các loại phí cũng như giảm chi phí hoạt động và dự phòng là các yếu tố góp phần đưa lợi nhuận ngành NH tăng cao.

Trong khi đó, cả năm 2022, dựa vào kế hoạch sơ bộ của các NH, SSI Research dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế có thể đạt khoảng 24-25% so với năm 2021.

Trong cuộc khảo sát mới đây của Ngân hàng Nhà nước, dự báo về quý II/2022, 57,7% TCTD kỳ vọng kết quả kinh doanh tăng trưởng so với quý I. Tuy nhiên, các TCTD điều chỉnh giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của năm 2022 so với kỳ điều tra trước, dù nợ xấu được nhận định có chiều hướng giảm nhẹ so với quý IV/2021 và kỳ vọng tiếp tục giảm nhẹ trong quý II/2022.

Nguy cơ lạm phát gia tăng kéo theo mặt bằng lãi suất tiền gửi đi lên có thể gây áp lực thu hẹp biên độ lãi của các NH. Bên cạnh đó, dù kỳ vọng tăng trưởng tín dụng ở mức cao, nhưng dòng vốn của các NH có thể phải chuyển dịch vào những lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp hơn. Cụ thể, mới đây một số NH đã thông báo tạm dừng cho vay vốn ở lĩnh vực bất động sản.

Một rủi ro khác nằm ở kênh trái phiếu doanh nghiệp, mà không ít NH trong những năm gần đây đã "ôm" số lượng lớn, bảo lãnh phát hành cho các doanh nghiệp. Mới đây nhất, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định hủy 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng của ba công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, diễn ra từ tháng 7/2021 đến tháng 11/2021.

Thiên Long

Tin liên quan

TÀI CHÍNH 932619238259058403

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item