Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tháng 4/2022 giảm mạnh

(DNTH) - Số liệu từ Chứng khoán KBSV cho thấy, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 4/2022 đạt 16.472 tỷ đồng giảm 23,2% so ...

(DNTH) - Số liệu từ Chứng khoán KBSV cho thấy, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 4/2022 đạt 16.472 tỷ đồng giảm 23,2% so với tháng trước.


Lượng trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh trong tháng sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng của các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bao gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP Cung điện Mùa Đông, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil, đã khiến Chính Phủ và Bộ Tài chính liên tục đốc thúc các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hơn việc phát hành cũng như giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

Tháng 4, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu đến từ các ngân hàng với mức phát hành trái phiếu đạt 14.940 tỷ đồng (tương đương chiếm 90,7%), và không ghi nhận đợt phát hành nào đến từ các doanh nghiệp bất động sản. Lũy kế 4 tháng đầu năm lượng phát hành của nhóm ngân hàng đã tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm trước, cho thấy các ngân hàng đang nỗ lực tăng vốn nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR), 1 trong các chỉ tiêu để được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng và vừa đảm bảo hoàn thành sớm các chỉ tiêu Basel 2 và 3 khi nợ xấu trong nhóm này đang trong đà tăng trở lại.

Các doanh nghiệp có xu hướng phát hành với kỳ hạn không có nhiều sự phân hóa trong tháng 4 với kỳ hạn phát hành bình quân 3 năm. Nhóm điện là nhóm có kỳ hạn phát hành lớn nhất trong tháng, với bình quân đạt 4,5 năm. Bên cạnh đó, nhóm tài chính lại là nhóm có kỳ phát hạn thấp nhất trong tháng với bình quân đạt 3 năm. Theo đánh giá của KBSV, thị trường trái phiếu doanh nghiệp được dự báo vẫn sẽ hoạt động ở mức thấp trong các tháng tới trước động thái kiểm soát chặt chẽ việc phát hành cũng như giao dịch TPDN của Chính Phủ thông qua dự thảo sửa đổi lần 5 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.

Áp lực lên thị trường trái phiếu Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung giống với thị trường thế giới, vốn cũng đang trong giai đoạn các loại trái phiếu bị bán tháo. Lý do một phần đến từ việc thắt chặt định lượng, hay còn gọi là QT - quá trình in tiền rầm rộ trong nhiều năm của ngân hàng trung ương đang diễn ra ngược lại. Quá trình đó chỉ sắp bắt đầu và trong năm tới, và ước tính thị trường chứng kiến ​​khoảng nửa nghìn tỷ đô la bị hút khỏi hệ thống tài chính toàn cầu chỉ bởi Fed, sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các quốc gia khác khi USD là đồng tiền dự trữ thế giới.

Phát biểu tại Diễn đàn “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiệu quả, bền vững" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 19/5, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Để phát triển thị trường TPDN minh bạch, ổn định, cần có các giải pháp đúng và trúng để đáp ứng các mục tiêu thúc đẩy thị trường. Theo lãnh đạo VCCI, thị trường vốn luôn có vai trò chủ đạo; trong đó thị trường TPDN có vai trò quan trọng là kênh tài trợ vốn vay trung - dài hạn cho tổ chức kinh tế, đi song song với thị trường vốn vay ngân hàng. Qua đó, thị trường vốn giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng; đồng thời giảm rủi ro cho các doanh nghiệp, không bị quá phụ thuộc vào hệ thống tín dụng ngân hàng. Trong khi đó, khối BĐS– xây dựng cũng là khối tham gia phát triển hạ tầng chủ đạo. Việc đứng khựng huy động vốn trái phiếu có thể ảnh hưởng đến cả kế hoạch thúc đẩy phục hồi kinh tế, xã hội khi ngay cả đầu tư công cũng cần sự tham gia của khu vực tư nhân có vốn đối ứng + vốn theo tiến độ, và việc này cần sớm giải quyết để duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Lệ Thủy 

Tin liên quan

TÀI CHÍNH 3927491207242932267

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item