Giải bài toán “bà bán rau có cần làm marketing hay không?”, cô gái được 3 sếp lựa chọn

(DNTH) -  Tập 12 Cơ hội cho ai? – Whose chance? vừa lên sóng trên kênh VTV3 ở khung giờ quen thuộc, 12h trưa thứ Bảy hàng tuần. Tập tuần này...

(DNTH) - Tập 12 Cơ hội cho ai? – Whose chance? vừa lên sóng trên kênh VTV3 ở khung giờ quen thuộc, 12h trưa thứ Bảy hàng tuần.


Tập tuần này vẫn với sự dẫn dắt của MC Thành Trung, cùng sự tham gia của 5 sếp quyền lực là những người trao cơ hội việc làm cho các ứng viên, bao gồm: Sếp Nguyễn Thanh Quyền – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thắng Lợi Group; Sếp Lê Đức Thuấn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc (BNA); Sếp Lưu Nga - Nhà sáng lập Thương hiệu Thời trang ELISE; Sếp Nguyễn Trung Dũng - Chủ Tịch HĐQT & Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần DH FOODS, Sếp Vũ Minh Trí – Tổng Giám đốc Tập đoàn ASIM.

Tập 12 Cơ hội cho ai? – Whose chance? mùa 4 chào đón sự xuất hiện của 4 ứng viên và cặp đôi đầu tiên tham gia tranh tài là:

Nguyễn Phạm Minh Trung, 21 tuổi đến từ Bà Rịa – Vũng Tàu đang theo học ngành Quản lý Công nghiệp tại trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng tham gia chương trình trao đổi sinh viên TF Scale 2021- là chương trình bồi dưỡng, tăng cường khả năng lãnh đạo, hội nhập và phát triển kỹ năng mềm trong tương lai cho sinh viên. Từ đó anh đồng hành cùng các bạn sinh viên trong lĩnh vực khởi nghiệp. Ngoài ra, Minh Trung từng làm phó chủ nhiệm câu lạc bộ Nghệ thuật của Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, và sở hữu khả năng ngoại ngữ Ielts 6.0.

Đoàn Thu Hà, 23 tuổi đến từ Hà Nội, tốt nghiệp xuất sắc khoa tiếng Anh thương mại tại trường Đại học Ngoại Thương. Đặc biệt, cô là sinh viên trao đổi xuất sắc tại trường Đại học Bocconi, Milan, Italia. Trong công việc Thu Hà sở hữu hơn 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, nổi bật là Digital Marketing và đạt giải top 10 chung cuộc Cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai 2018.

Câu hỏi tranh biện dành cho 2 ứng viên là: “Bạn ủng hộ hay không ủng hộ chính sách công ty đi làm sáng thứ Bảy hàng tuần?”.

Là người trình bày quan điểm trước, Thu Hà ủng hộ nhưng không hoàn toàn với chính sách nghỉ làm sáng thứ Bảy của các công ty. Nữ ứng viên đưa ra 3 lý do. Thứ nhất, việc doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ trọn 2 ngày cuối tuần sẽ làm tăng năng suất lao động vào các ngày thứ 5 và thứ 6 và tiết kiệm các chi phí căn bản như điện, nước. Thứ hai, theo tâm lý số đông, một số khảo sát cho thấy, có đến 64% người được tham vấn cảm thấy thoải mái hơn khi chỉ làm việc 5 ngày/ tuần, thay vì 5,5 ngày/ tuần hay 6 ngày/ tuần. Thứ ba, 2 ngày nghỉ cuối tuần sẽ là khoảng thời gian để nhân viên dành cho bản thân và gia đình, họ có thể thư giãn, tận hưởng cuộc sống và sau đó quay trở lại vui vẻ làm việc vào sáng thứ Hai.

Thu Hà cũng bổ sung, chính sách nghỉ cuối tuần chỉ là một trong nhiều yếu tố để người lao động quyết định đầu quân cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có những sự phù hợp khác, đáp ứng được nhu cầu của người đi làm, thì việc phải đến công ty vào sáng thứ Bảy không phải vấn đề lớn.



Có cùng quan điểm với đối thủ, Minh Trung hoàn toàn không ủng hộ chính sách đi làm sáng thứ Bảy. Nam ứng viên cho rằng việc các doanh nghiệp cho nghỉ trọn 2 ngày cuối tuần sẽ giúp nhân viên có thêm thời gian để nghỉ ngơi, dẫn đến tâm lý thoải mái, chi tiêu nhiều hơn, dùng nhiều tiền hơn, thông qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.

Sếp Thuấn đặt câu hỏi cho 2 ứng viên: “Ở độ tuổi từ 20 đến 30, bạn trẻ thường làm việc nhiều hơn để học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn, dĩ nhiên sẽ không nghỉ ngày thứ Bảy. 2 em nghĩ sao về trường hợp này?”.

Thu Hà cho rằng điều này còn phụ thuộc vào mục tiêu thời điểm đó của từng bạn. Có những bạn muốn đạt ngưỡng tự do tài chính ở tuổi 45, thì bạn đó sẽ nỗ lực hơn người khác, sẽ làm việc cả thứ Bảy, thậm chí 7 ngày/ tuần. Còn những người xác định nghỉ hưu theo chế độ nhà nước, 60 tuổi mới nghỉ ngơi, thì họ cứ “túc tắc” mà làm việc.

Mặt khác, Minh Trung khẳng định độ tuổi từ 20 đến 25 là khi chúng ta còn trẻ, chưa có sự nghiệp ổn định. Ở độ tuổi này, bạn trẻ nên dám thử thách bản thân, bước ra khỏi vòng an toàn thì mới có cơ hội đạt được thành công.

Quan sát phần trả lời của 2 ứng viên, sếp Quyền tiếp lời đặt câu hỏi: “Mấy chục năm trước, Nhật Bản có phát động phong trào làm việc trọn đời. Trung Quốc có văn hóa làm việc 9-9-6. Hàn Quốc có phong trào đổi mới toàn dân sáng tạo. 3 nước đó đã rút ngắn khoảng cách với các nước châu Âu, trở thành những con rồng châu Á. Các bạn học được gì từ những hiện tượng đó?”.

Cả 2 ứng viên đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tính kỷ luật của tầng lớp người lao động nước bạn, cho rằng bạn trẻ Việt Nam hoàn toàn có thể rèn luyện đức tính này. Mặt khác, Thu Hà cũng cho rằng guồng công việc tại những nước này quá nặng nề, khó có thể áp dụng trong nước ở thời điểm hiện tại.

Kết thúc vòng Đối mặt, Thu Hà giành chiến thắng thuyết phục trước Minh Trung với điểm số 4/5 để bước tiếp vào vòng Chinh phục.

Sếp Trí là người đầu tiên đặt câu hỏi cho ứng viên ở vòng này: “Thông điệp của em là hãy ngừng áp lực bản thân. Hãy biết dừng lại để trân trọng những điều mà mình đã và đang nỗ lực. Hãy dám theo đuổi đam mê của mình. Vậy đam mê của em là gì?”.



Thu Hà chia sẻ trong tương lai gần cô mong muốn trở thành một người quản lý trong lĩnh vực Marketing. Đây là lĩnh vực mà cô đã đam mê ngay từ khi còn ngồi ghế trường trung học phổ thông. Cô đã đánh đổi 1 năm học tại ĐH Ngoại thương, chấp nhận tốt nghiệp trễ, để trở thành một trong hai sinh viên sang Ý du học ngành Marketing. Tính đến thời điểm hiện tại, cô đã trải nghiệm nhiều khía cạnh của ngành, từ Truyền thông, Digital Marketing, Product Marketing, Trade Marketing. Và cô xác định bản thân phù hợp với Digital Marketing nhất. Vì nó đang là xu hướng của xã hội 4.0 và một phần bản thân cô cũng rất thích đào sâu nghiên cứu Customer Insight (Hành vi, sở thích của khách hàng).

Sếp Thuấn tiếp lời: “Trong hồ sơ em có ghi đã giúp công ty tăng trưởng 139%. Em đã làm gì để đạt được mức đấy?”.

Thu Hà cho hay ở công ty cũ, sau khi nghiên cứu xong sản phẩm của công ty, cô đã so sánh với đối thủ. Tình cờ trong quá trình đó, một ý tưởng về sản phẩm mới đã nảy ra trong đầu cô. Đó là một sản phẩm có mức giá rất thấp, để ngay cả những đối tượng như công nhân, nhà máy vẫn có thể sử dụng được. Chính sản phẩm này đã mang lại mức tăng trưởng nói trên cho doanh nghiệp, vì sự khác biệt của nó trên thị trường, về giá, về đặc tính và chiến lược bán hàng đặc biệt.

Sếp Quyền đặt câu hỏi: “Theo em, một bà bán chè có cần làm Marketing không?”.

Thu Hà dè dặt: “Em nghĩ là không, vì bà ấy đã là người làm Marketing rồi”.

Sếp Quyền tiếp tục hỏi xoáy: “Không có Marketing, doanh nghiệp vẫn sống được. Vậy theo em, các doanh nghiệp tại sao phải cần bộ phận Marketing?”.

“Một bà bán chè, bán rau ngoài chợ, thì bản thân họ vừa làm sale, vừa làm Marketing. Tuy nhiên, một doanh nghiệp nếu muốn bành trướng, muốn phát triển thì phải có cho mình đội ngũ chuyên nghiệp. Một người làm sale có thể làm Marketing, tuy nhiên không thể làm chuyên nghiệp bằng” – Thu Hà đáp lời.

Sếp Thuấn đặt câu hỏi cuối trước khi chốt đèn: “Chỉ số đo lường hiệu quả công việc digital marketing của em là gì?”.

Thu Hà cho hay cô sẽ dựa vào 3 chỉ số gồm: Engagement (tương tác), register (đăng ký) và conversion rate (chỉ số chuyển đổi).

Kết thúc vòng Chinh phục, Thu Hà nhận được 3 đèn xanh từ sếp Quyền, sếp Thuấn và sếp Nga, đủ điều kiện để bước tiếp vào vòng cuối cùng – Cơ hội cho ai.

Mức lương kỳ vọng của Thu Hà là 20.390.379 đồng.

Nữ ứng viên 9x nhận được lời mời làm việc tại:

- Tập đoàn Thắng Lợi Group với mức lương 18.686.868 đồng cho vị trí Nhân viên Marketing (WIN Media)

- Elise với mức lương 20 triệu đồng cho vị trí Trợ lý Giám đốc Marketing

- Bảo Ngọc (BNA) với mức lương 22 triệu đồng cho vị trí Nhân viên phòng Marketing

Kết quả chung cuộc, Thu Hà đầu quân Bảo Ngọc (BNA) với mức lương 22 triệu đồng cho vị trí Nhân viên phòng Marketing.

Cặp ứng viên thứ hai tham gia tranh tài trong tập phát sóng này là:

Mai Thanh Vũ, 39 tuổi đến từ Kiên Giang là cử nhân trường Đại học Tài chính – Marketing chuyên ngành Marketing. Anh hiện đang là tiếp viên trưởng của một hãng Hàng không tại Việt Nam và sở hữu 12 năm làm việc trong ngành Dịch vụ Hàng không với nhiều khả năng gồm quản lý dịch vụ trong chuyến bay, chuyên viên đánh giá chất lượng khoang hành khách.

Vũ Thị Tuyết Hương, 36 tuổi đến từ thành phố Hồ Chí Minh tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Ngoại Thương. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, Marketing quốc tế cho ngành hàng tiêu dùng nhanh, cô sở hữu thành tích đáng kể như từng quản lý đội nhóm đạt chỉ tiêu doanh số xuất khẩu 350.000 đô-la Mỹ/ tháng trong 3 tháng liên tiếp khối châu Á. Cùng tập thể đóng góp cho thành công của công ty đạt giải thưởng trong hạng mục “Sản phẩm và cải tiến công nghệ” được công nhận bởi Hiệp hội quốc tế về khoa học và Công nghệ thực phẩm tại Brasil năm 2012”.

Chủ đề phản biện của 2 ứng viên là: “Bạn có cho rằng kinh nghiệm làm việc quan trọng hơn bằng cấp?”.

Kết quả của phẩn tranh biện của cặp đôi ứng viên sẽ diễn ra trong tập 13 phát sóng ngày 26/11 vào lúc 12h00 trên kênh VTV3.

Mi Ty

Tin liên quan

VĂN HÓA - XÃ HỘI 2277237935620155085

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item