Triển vọng thị trường Bất động sản Việt Nam năm 2023
(DNTH) - Mới đây, JLL - Tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên về quản lý, đầu tư và cung cấp các dịch vụ bất động sản - đã tổ chức buổi công bố ...
https://www.doanhnhanthuonghieu.com.vn/2023/03/trien-vong-thi-truong-bat-ong-san-viet.html
(DNTH) - Mới đây, JLL - Tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên về quản lý, đầu tư và cung cấp các dịch vụ bất động sản - đã tổ chức buổi công bố tình hình khó khăn và triển vọng của bất động sản Việt Nam trong năm 2023.
Theo các chuyên gia của JLL, trước những khó khăn của tình hình thế giới và trong nước, năm 2023 được đánh giá là 1 năm đầy căng thẳng nhưng không bi quan vì theo dự đoán GDP trong năm 2023 Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng.
Theo JLL, văn phòng là loại hình bất động sản được giao dịch nhiều nhất trong khu vực, kết thúc năm với giá trị vốn đầu tư đạt 60,5 tỷ USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư có xu hướng kén chọn hơn khi hoạt động phân chia giữa tài sản sơ cấp và tài sản thứ cấp tiếp tục diễn ra.
Tại Việt Nam, Nguồn cung sẽ tăng ở phân khúc hạng A+ với 34 sàn mới, hạng A+/A với 65 sàn mới, hạng B là 10 sàn mới. Nguồn cầu mở rộng do các lý do như: Tăng trưởng kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia; Kế hoạch phát triển dài hạn; Diện tích văn phòng phù hợp; Dự án cho thuê có chất lượng cao. Triển vọng của thị trường là phân khúc Hạng A+ tăng ở Trung tâm, trong khi hạng A+/A và hạng B thì tạm đứng lại do nhu cầu giảm.
Các sản phầm văn phòng mới cần đáp ứng vào các yếu tố Tập trung vào phát triển bền vững. Sau đại dịch, Doanh nghiệp cần hiểu cách thức và thời gian nhân viên sử dụng văn phòng để tối ưu hóa chi phí thuê văn phòng. Văn phòng cần được sắp xếp và thiết kế lại để hỗ trợ các chiến lược kinh doanh và các trải nghiệm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của nhân viên, giữ chân và thu hút nhân tài, đồng thời thể hiện rõ nét được văn hóa công ty.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có sự tăng trưởng tầng lớp trung lưu nhanh nhất thế giới. tầng lớp trung lưu tại Việt Nam chiếm “40%” trong tổng số người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu tăng thêm đến từ ba quốc gia Đông Nam Á.
Việt Nam là một động lực tăng trưởng quan trọng thị trường tiêu dùng châu Á trong thập kỷ tới. “Trong thập kỷ tiếp theo, 36 triệu người tiêu dùng Việt Nam có thể sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu”, từ đó tỷ lệ tiêu dùng sẽ tăng lên ở phân khúc cơ bản, tiêu chuẩn và cao cấp.
Không gian bán lẻ bình quân đầu người vẫn thấp nhất Đông Nam Á, dư địa phát triển hơn nữa. Khan hiếm các dự án quy mô lớn ở khu vực Trung tâm trong khi hầu hết quỹ đất phát triển TTTM quy mô lớn nằm ở khu vực Ngoài Trung tâm.
Giá bán được dựu đoán là sẽ tăng chậm, với nhiều ưu đãi giữa tâm lý thị trường trầm lắng và lãi suất leo thang. Tiến độ thanh toán tiêu chuẩn: giảm giá lên đến 8 - 10%. Người mua có thể được giảm 40% - 50% nếu thanh toán một lần 95% giá trị sản phẩm. Tặng gói nội thất miễn phí, tặng chỗ đậu xe, etc. tương đương 2-3% giá trị sản phẩm.
Khách thuê nước ngoài và các dự án mới chất lượng cao thúc đẩy nhu cầu thuê. Đô thị Thông minh, Bền vững, Cộng đồng sẽ tiếp tục là xu hướng phát triển chủ đạo. Tái phát triển chuyển đồi các tòa nhà chung cư củ, văn phòng cũ thành các không gian sống chung trở thành các giải pháp dài hạn trong thời đại mới.
Dự báo từ các chuyên gia cho rằng cuối quý 2/2023, thị trường sẽ có tín hiệu tốt hơn hiện nay, đến quý 3 sẽ phục hồi rõ nét và sang quý cuối năm sẽ hân hoan hơn.
Nguyên Khanh