Phó Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam đề xuất thực đơn cho trẻ biếng ăn

(DNTH) - Tập 62 chương trình Bác sĩ nhi khoa, chủ đề “Những lưu ý trong xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn ” có sự tham gia tư vấn của Bác s...

(DNTH) - Tập 62 chương trình Bác sĩ nhi khoa, chủ đề “Những lưu ý trong xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn” có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng - Thực phẩm TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam.


Chia sẻ trong chương trình, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp chia sẻ: “Nếu chúng ta sử dụng tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bổ để sử dụng như chim bồ câu, gà ác,... các bậc phụ huynh thường có cách chế biến là hầm hoặc tiềm và thêm nhiều nguyên liệu vào với món ăn.

Thứ nhất không phù hợp với hệ thống tiêu hóa, sinh lí của trẻ. Thứ hai sẽ thiếu chất bột đường, chất béo và thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng. Do những loại thực phẩm như thế này thiếu rất nhiều chất chứ không phải ít. Đặc biệt, thường xuyên ăn liên tục, ăn món này tới món kia thì trẻ bị kích thích và tiết ra các loại dịch để tiêu hóa loại thức ăn mà ăn vào”.

Đối với tình trạng biếng ăn do thực đơn không hợp lí, bác sĩ cũng đưa ra những điều cần lưu ý: “Nếu trẻ mắc các loại bệnh lý, việc đầu tiên phải chữa các bệnh lí là tiền đề và cũng là yếu tố cộng hưởng khiến trẻ bị biếng ăn.

Luôn luôn phải đủ 6 chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất bột, bột đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ. Khi sơ chế phải làm sao cho hấp dẫn, màu sắc bắt mắt, cắt tỉa thành hoa và cho trẻ tham gia vào khâu chuẩn bị.

Tiếp đến, dụng cụ để đồ ăn cho trẻ rất quan trọng nên phải thay đổi thường xuyên tầm ba bộ và thay đổi luân phiên. Cuối cùng, nên chia bữa ăn hợp lí để trẻ không bị nhàm chán và phải đảm bảo bữa ăn cách xa nhau”.

Về giải pháp cho trẻ biếng ăn, bác sĩ Diệp chia sẻ thêm: “Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí, chọn thực phẩm có thành phần bù đắp lại tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng.

Tiếp đến, chọn thành phần hỗ trợ nếu trẻ bị biếng ăn như: thảo mộc có các chất hỗ trợ tăng tiết ra các loại dịch vị kích thích cho cảm giác ngon miệng, chọn thành phần tăng tiết được enzim sau đó sẽ tiêu hóa và trẻ sẽ ăn tốt hơn, bổ sung sắt, kẽm và vitamin nhóm B vừa giúp cho ngon miệng mà vừa bù đắp sự thiếu hụt trong vi chất”.

Minh Tuyền 

Tin liên quan

VĂN HÓA - XÃ HỘI 6121929016686580840

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item