Bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 khuyên cha mẹ không nên bế xốc trẻ lên khi thấy con té ngã, đụng đầu

(DNTH) - Trẻ bị ngã đập đầu là tình trạng phổ biến đối với trẻ em, tuy nhiên các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình kiến thức, kinh nghiệm...

(DNTH) - Trẻ bị ngã đập đầu là tình trạng phổ biến đối với trẻ em, tuy nhiên các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình kiến thức, kinh nghiệm để xử trí khi con không may bị chấn thương.


Tập 69 chương trình Sống khỏe đời vui (chiếu HTV7) tuần này có chủ đề “Xử trí khi trẻ bị ngã đụng đầu” với sự tham gia tư vấn của bác sĩ Lê Quang Mỹ - Bệnh viện Nhi Đồng 2, TPHCM.

Theo bác sĩ Mỹ, trường hợp trẻ bị đập đầu vào vật cứng là trường hợp thường xuyên gặp cha mẹ đưa con vào điều trị, thăm khám ở nhiều thời điểm trong ngày.

Bác sĩ cho biết, để xác định những lần trẻ bị đập đầu như thế có ảnh hưởng gì không, đòi hỏi chuyên gia y tế phải có kỹ năng để xác định.

“Đối với một em bé sau khi ngã và em vẫn hoạt động ổn thì tình trạng sẽ bình thường, phụ huynh có thể tạm thời yên tâm. Còn trong những trường hợp ngã và va đập mạnh nhưng em bé bị nôn, mệt mỏi, than đau đầu là những trường hợp cần đưa đến cơ quan y tế để thăm khám” - bác sĩ chia sẻ thêm.

Dù vậy, bác sĩ Mỹ cho biết có nhiều trường hợp bé bị ngã, ngay sau đó không có triệu chứng gì nhưng vài ngày sau mới xuất hiện thì ngay sau khi phát hiện trẻ có dấu hiệu lạ, phụ huynh cần đưa ngay đến cơ sở y tế.

Ngoài ra, nếu cha mẹ nào khi thấy con bị ngã và quá lo lắng thì tốt nhất vẫn nên đưa con đi khám để yên tâm.

Khi MC thắc mắc liệu hành động bế bé dậy ngay khi bị ngã là đúng hay sai thì bác sĩ Mỹ cũng cho biết điều đó khó để kết luận được sai hay đúng.

Về mặt chuyên môn, nam bác sĩ khuyên các phụ huynh không nên bế xốc bé lên khi bị ngã, bởi nếu làm không đúng tư thế có thể dễ làm cho con bị tổn thương hơn. Thế nhưng, về phương diện làm cha làm mẹ thì ít ai có thể bình tĩnh để quan sát mà thường sẽ bế con lên để dỗ dành.

Đối với cách xử trí khi trẻ bị ngã, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên: Nếu thấy đầu của trẻ có vết bầm sưng thì cha mẹ nên chườm đá tại chỗ sưng cho trẻ để giảm đau.

Nếu thấy trẻ bị trầy xước nhẹ thì nên rửa sạch vùng da bị trầy xước bằng nước sạch, xà phòng dịu nhẹ hoặc dung dịch sát khuẩn.

Bên cạnh đó, khi thấy trẻ bị chảy máu ít, người lớn nên sử dụng miếng khăn sạch hoặc gạc y tế sạch ấn thẳng vào vết thương để cầm máu.

Bước tiếp theo, cần cho trẻ nằm nghỉ ngơi, theo dõi sát trong vòng 2 giờ sau chấn thương. Nếu trẻ bị đau tại chỗ hoặc nhức đầu, nôn ói sau 24 giờ chấn thương thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ.

MT

Tin liên quan

VĂN HÓA - XÃ HỘI 1718353140684464665

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item