Bác sĩ gia đình: Những lưu ý viêm da do kiến ba khoang vào mùa mưa

(DNTH) - Khi da tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của kiến ba khoang sẽ gây nên tình trạng viêm da kích ứng và dẫn đến viêm nhiễm nếu không đ...

(DNTH) - Khi da tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của kiến ba khoang sẽ gây nên tình trạng viêm da kích ứng và dẫn đến viêm nhiễm nếu không điều trị kịp thời.

Chương trình Bác sĩ gia đình phát sóng lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1 với chủ đề “Viêm da do kiến ba khoang”. Chương trình có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ Huỳnh Ngọc Hưng và MC Phụng Yến trong vai trò dẫn chương trình.


Mở đầu tình huống, người chồng đang ngồi cho vợ xem về tình trạng da ửng đỏ, kèm theo cảm giác rát da và xuất hiện bọng nước. Người vợ cho rằng chồng bị “giời leo” theo cách gọi dân gian. Sau đó người vợ nói: “Cái này gọi tên khoa học là zona đó!”. Người vợ định mua đậu xanh về chữa cho chồng. Nhưng người chồng không chịu, đề xuất mua thuốc tây để hiệu quả hơn.

Tiếp đó, người con trai bước vào và nói rằng: “Ủa ba ơi! Cái này không phải giời leo đâu. Coi chừng là kiến ba khoang nó cắn á!”. Theo như lời người con trai, dấu hiệu khi bị kiến ba khoang cắn là vết ngứa sẽ theo một dải tròn. Người mẹ lo lắng liệu giờ phải chữa trị như thế nào khi bị kiến ba khoang cắn, nên con trai mời bác sĩ tư vấn về giải pháp chữa trị kịp thời.

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Hưng cho biết độc tố của kiến ba khoang: “Kiến ba khoang là một loại bọ nhỏ, hình dáng bên ngoài giống một con kiến to. Người nó chia làm từng khúc có màu đen và đỏ, cơ thể chứa chất độc gọi là pederin. Khi con bọ này bò lên trên các đồ dùng hàng ngày của mình và chạm vào da thì sẽ gây ra tình trạng bỏng hóa học và đây là chất độc cực mạnh”.


Nói về những biểu hiện viêm da khi tiếp xúc với chất tiết của kiến ba khoang, bác sĩ cho biết: “Bình thường khi chất độc này chỉ bám lên trên bề mặt của đồ dùng và đã chạm lên bề mặt đó thì nó đã đủ để bị viêm đỏ, hình dáng vết viêm thì thường là một đường dọc vì sẽ viêm sưng rất là đỏ, dần đần dọc theo đường đó thì sẽ mờ đi dần. Những người viêm nhẹ thì sẽ không thấy bỏng nước. Những ca bị nặng thì nó sẽ bỏng rất là sâu”.

Ngoài ra, bác sĩ Huỳnh Ngọc Hưng còn chia sẻ thêm về cách phân biệt với bệnh zona: “Đặc điểm chung với zona là có nhiều bỏng nước nằm trên một đường thẳng. Bỏng nước của bệnh zona là nhiều bọng nhỏ li ti đi theo đường thần kinh. Bỏng nước do kiến ba khoang sẽ thường là một bong to hơn”.

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Hưng cho biết về cách điều trị khi bị viêm da do kiến ba khoang: “Thứ nhất, vệ sinh kĩ ngay từ đầu khi thấy biểu hiện bằng nước sạch hoặc là nước muối sinh lý, có thể bôi các loại kem bảo vệ vết thương. Tuy nhiên, nếu như đã bị nhiễm trùng thì phải bôi lại kem có chứa kháng sinh.

Khi có vết thương phải cẩn thận, đừng làm ướt vết với xà phòng vì sẽ gây viêm nặng hơn. Một số ca quá nặng, bệnh nhân có thể sốt, có nổi hạch thì khi đó có thể uống thuốc kháng viêm tới khi mà gần lành, vết thương đã đóng lại thì thường là các bạn có thể bị thâm. Khi đó, tư vấn bác sĩ về kem bôi điều trị thâm vết thương. Trong chế độ ăn của bệnh nhân thì chất đạm và vitamin C là hai yếu tố quan trọng nhất”.

Về cách dùng đậu xanh đắp lên da để chữa trị trong tình huống lúc đầu, bác sĩ chia sẻ: “Khi da đang bị viêm thì khả năng đề kháng với các hóa chất và vi khuẩn giảm đi. Nếu bạn sử dụng các bài thuốc dân gian khi bệnh nhân có bỏng nước, có bỏng mủ thì nên đi khám bác sĩ để đánh giá tình trạng da và sử dụng đúng loại thuốc để bảo vệ da hiệu quả”.

Bác sĩ đưa ra những biện pháp phòng ngừa kiến ba khoang: “Lắp rèm cửa để ngăn côn trùng bay vào và cân nhắc đóng cửa sổ vào ban đêm. Nên dọn dẹp thoáng đãng, sạch sẽ cây cối, xịt côn trùng, quần áo phơi xong nên xếp ngay vào tủ kính”.

Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ lúc 12h50 chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình Vĩnh Long thực hiện.

MT

Tin liên quan

VĂN HÓA - XÃ HỘI 7197993846221486406

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item