Hậu trường phục dựng biệt thự 150 tuổi trong "Linh Miêu - Quỷ nhập tràng"
(DNTH) - Để phục vụ cho 16 set quay, ê kíp đoàn phim "Linh Miêu - Quỷ nhập tràng" đã phải phục dựng biệt thự mục nát có tuổi đời 1...
https://www.doanhnhanthuonghieu.com.vn/2024/11/hau-truong-phuc-dung-biet-thu-150-tuoi.html
(DNTH) - Để phục vụ cho 16 set quay, ê kíp đoàn phim "Linh Miêu - Quỷ nhập tràng" đã phải phục dựng biệt thự mục nát có tuổi đời 150 năm. Đạo diễn phim tiết lộ, chỉ với 16 set quay nhưng mất 360 giờ quay, 600 giờ dựng, đội ngũ gần 400 người mới hoàn thành.
Theo đó, đạo diễn Lưu Thành Luân tiết lộ bên cạnh các bối cảnh có sẵn, có tổng cộng 16 bối cảnh đã được dựng tại các địa điểm nổi tiếng ở Huế.
Câu chuyện của “Linh Miêu – Quỷ Nhập Tràng” được diễn ra tại Huế vào những thập niên trước, các kiến trúc ở Huế vẫn còn cổ tuy nhiên ít nhiều đã được hiện đại hóa.
Do đó, ê kíp quyết định phục dựng hơn 16 set quay nên phải trải qua 360 giờ quay, 600 giờ dựng với đội ngũ gần 400 con người để đảm bảo mỗi khung hình đều sẽ diễn tả đúng với màu sắc và tinh thần của không gian Huế xưa.
Riêng đối với bối cảnh nhà chính của gia đình Dương Phúc – bối cảnh chính cũng là nơi bắt đầu cho lời nguyền khởi phát, Giám đốc mỹ thuật của phim - Hứa Mẫn cho biết, đây thực sự là bài toán khó. Vì “nhà của gia đình Dương Phúc là ngôi nhà mang nhiều nét đặc trưng của kiến trúc Đông Dương.
Từ đó, chúng tôi đã tìm được một căn biệt thự khá cổ mang những nét đặc trưng mong muốn với tuổi đời gần 150 năm. Tuy nhiên, khi ê kíp tiếp quản thì căn biệt thự này đã bị xâm thực rất mạnh mẽ nên gần như mọi thứ đã mục nát hết.
Chỉ còn cái khung là có thể sử dụng được. Do đó, chúng tôi đều đã phải chạy hết tốc lực để xây dựng mọi thứ, sơn sửa, tự làm các vật dụng mô phỏng để phục dựng lại đúng kiến trúc truyền thống của Huế và phù hợp với màu sắc của phim”.
Không chỉ có bối cảnh được dựng thêm hay cải tạo, biệt thự lăng mộ độc lạ nhất tại Huế cũng là một trong những nơi tạo nhiều tò mò cho khán giả.
Và nơi đây sẽ có những lời nguyền rùng rợn, gieo rắc những câu chuyện ám ảnh ra sao khi được khắc họa trong ngôn ngữ điện ảnh của phim.
Về trang phục áo dài của các nhân vật gia đình Dương Phúc, nếu Mệ Bích (nghệ sĩ Hồng Đào) sử dụng trang phục áo dài với các họa tiết mang hơi hướng cung đình đại diện cho sự lề thói, quy củ và phong kiến, Mỹ Kim (Thiên An) lại có sự pha trộn của phong cách phương Tây đồng thời vẫn mang trên người áo dài chiết eo truyền thống như thể vẫn gìn giữ các giá trị truyền thống của gia đình.
Giám đốc mỹ thuật Hứa Mẫn chia sẻ: “Áo dài của nhân vật Mỹ Kim là một kiểu áo dài có điểm nhấn rất rõ ở phần eo. Đây cũng là mẫu áo dài được dùng rất phổ biến vào thời gian diễn ra câu chuyện.
Tuy nhiên, để khắc họa rõ hơn cho nhân vật Mỹ Kim, phong cách áo dài của Mỹ Kim sẽ có sự giao thoa giữa miền Nam cùng văn hóa nước ngoài. Đặc biệt là phần chất liệu, chúng tôi chọn form vải cứng để tạo cảm giác bó buộc cho nhân vật giống như nhân vật lúc nào cũng mang bộ giáp trên người”.
MT