Lệch vách ngăn mũi tưởng vô hại nhưng âm thầm phá hủy sức khỏe hô hấp

(DNTH) - Lệch vách ngăn mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi, đau đầu và làm tăng nguy cơ viêm xoang, nhưng thường bị x...

(DNTH) - Lệch vách ngăn mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi, đau đầu và làm tăng nguy cơ viêm xoang, nhưng thường bị xem nhẹ.

Chương trình Bác sĩ gia đình, phát sóng lúc 12h50 Chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1, vừa lên sóng tập 333 với chủ đề “Lệch vách ngăn mũi: Dấu hiệu và phương pháp điều trị”. Tập phát sóng có sự tham gia tư vấn của Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Phước – Ủy viên Ban chấp hành Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, cùng sự dẫn dắt của MC Ngọc Nhi.


Tại chương trình, Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Phước chia sẻ: “Vách ngăn mũi là cấu trúc nằm ở trung tâm mũi, chia khoang mũi thành hai bên, bao gồm ba thành phần chính: mảnh xương sụn, mảnh đứng của xương sàng và mảnh xương lưỡi cày. Những cấu trúc này được hình thành từ trong bào thai và tiếp tục phát triển theo thời gian, cũng chính vì vậy mà vách ngăn có thể bị lệch theo nhiều cách khác nhau”.

Theo bác sĩ, lệch vách ngăn mũi được chia thành hai loại:

– Lệch vách ngăn sinh lý: Người mắc không gặp nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt và hô hấp.

– Lệch vách ngăn bệnh lý: Có thể gây đau đầu, nghẹt mũi và dẫn đến các bệnh lý liên quan như viêm mũi, viêm xoang. Trường hợp này cần được phát hiện và điều trị sớm để đưa vách ngăn về trạng thái bình thường.

Bác sĩ cũng cho biết, lệch vách ngăn mũi không do di truyền mà chủ yếu hình thành từ những va chạm trong đời sống thường ngày như tai nạn khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, hoặc do quá trình lão hóa ở người lớn tuổi.

Về dấu hiệu nhận biết, bác sĩ Phước lưu ý: “Mũi có hệ thống cuốn mũi phồng lên theo chu kỳ 4–8 tiếng giữa hai bên. Khi bị lệch vách ngăn, một bên mũi phồng sẽ khiến bên còn lại bị nghẹt. Đau đầu dai dẳng, ngạt mũi kéo dài, khò khè khi ngủ hay chảy máu cam cũng là những dấu hiệu cảnh báo cần thăm khám sớm”.

Đối với phương pháp điều trị, bác sĩ cho biết có hai hướng: điều trị nội khoa và phẫu thuật. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc để cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm, phẫu thuật chỉnh vách ngăn là giải pháp cần thiết.

Sau điều trị, người bệnh cần theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường, đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng viêm mũi xoang. Đồng thời, cần giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, tránh xa các tác nhân kích thích như bụi, phấn hoa, khói thuốc và virus,…

Chương trình Bác sĩ gia đình được phát sóng định kỳ vào 12h50 Chủ nhật hàng tuần trên kênh THVL1

MT

Tin liên quan

VĂN HÓA - XÃ HỘI 8195798428282166202

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Hot in week

Recent

Comments

item